Giỏ hàng

5 BIỆN PHÁP XỬ LÝ SỐC NHIỆT KHI TRỜI NẮNG NÓNG

Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể của bạn trở nên mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Đặc biệt, bạn dễ rơi vào tình trạng sốc nhiệt khi trời nắng nóng. Do đó bạn cần phải biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe thật tốt trong thời tiết tại Việt Nam. Cùng Sunoff tìm hiểu các dấu hiệu và biện pháp xử lý nhé!

NGUYÊN NHÂN SỐC NHIỆT KHI TRỜI NẮNG

Khi bạn đang quen với nhiệt độ mát mẻ trong phòng thì bất ngờ bước ra ngoài trời nắng có nhiệt độ cao, việc này rất dễ dẫn đến sốc nhiệt. Hoặc các trường hợp khác do sức khỏe yếu hay tiền sử về huyết áp cao, người già rất dễ rơi vào trạng thái sốc nhiệt khi trời nắng nóng.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỐC NHIỆT

Nhiệt độ cơ thể có thể lên 40 độ C. Da nóng và khô (toát mồ hôi hiện diện trong một nửa các trường hợp của say nóng lúc hoạt động). Bệnh nhân có thể ngất xỉu, ngoài ra có một số triệu chứng như:

- Đau đầu

- Chóng mặt, choáng váng.

- Không có mồ hôi, mặc dù cơ thể rất nóng

- Da đỏ, nóng và khô

- Chuột rút, tê người

- Buồn nôn và nôn

- Nhịp tim nhanh.

- Thở nông

- Thay đổi hành vi như rối loạn, mất phương hướng

- Phát cơn động kinh

- Bất tỉnh.

5-bien-phap-xu-ly-soc-nhiet-khi-troi-nang-nong-2 (2)

CÁCH PHÒNG TRÁNH SỐC NHIỆT

Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng nóng cao điểm

Bạn nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian 13-16h, bởi đây là thời điểm nắng nóng nhất trong ngày. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát như sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang,...

Sử dụng trang phục chống nắng

Kem chống nắng chỉ có tác dụng ngăn cản tia UVB, còn tia UVA có bức xạ mạnh nhất không thể bảo vệ bạn khỏi các vấn đề về da như: Sạm da, lão hóa da, nám da, đặc biệt và ung thư da. Các trang phục chống nắng nên chọn chất liệu tích hợp cả 2 đặc tính là: làm mát và chống tia UV. Như vậy ra đường khi trời nắng, những chiếc áo chống nắng, váy chống nắng, phụ kiện sẽ giúp giảm nhiệt độ ngoài trời thực tế. Cơ thể bạn trở nên mát lạnh và dễ chịu hơn.

Đeo kính râm

Đôi mắt bạn bị ảnh hưởng rất nhiều trong suốt mùa hè. Viêm kết mạc, khô mắt là những bệnh mùa hè phổ biến. Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ khỏi tia UV.

Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải

Bạn nên bổ sung những loại đồ uống giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên như nước dừa, nước chanh... Tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

Bôi kem chống nắng

Nắng nóng gay gắt không những khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt mà còn có thể làm da bạn bị cháy nắng, phồng rộp và có thể bị ung thư da. Do đó, trước khi ra ngoài, bạn nên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi những nguy cơ tiềm ẩn này. 

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Bạn cần nhớ rằng cơ thể con người có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ nhất định. Vào những ngày nắng nóng bạn nên tăng cường nghỉ ngơi nhiều hơn.

Thêm vào đó, bạn không di chuyển dưới trời nắng liên tục trong thời gian dài, hãy tìm nơi có bóng râm để nghỉ. 

Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV có hại cho da và mắt.

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại nắng nóng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như: bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo.... 

Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm chiên nướng, nhiều dầu mỡ. Ăn quá nhiều dầu mỡ không chỉ khiến bạn đầy bụng mà còn gây ra chứng khó tiêu.

Tránh uống rượu và caffein

Tránh xa cà phê và rượu. Rượu và caffein đều khiến cơ thể bị mất nước và có thể gây kiệt sức do nhiệt.

BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI BỊ SỐC NHIỆT

- Khi bị sốc nhiệt, cần xử trí đúng và ngay lập tức sẽ giúp nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm. Cách xử trí như sau:

  • Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm.
  • Làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan bằng cách phủ khăn mát hay vẩy nước mát lên người nạn nhân.
  • Bật quạt cho thoáng khí. Cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn và cafein khác nếu có thể uống được.
  • Có thể chườm nước đá ở các vùng bẹn, nách vì đây là những khu vực có nhiều mạch máu gần với da, khi làm mát chúng có thể giúp giảm nhiệt độ của cơ thể
  • Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động.

Trên đây là những 5 biện pháp xử lý sốc nhiệt khi trời nắng nóng. Sunoff hi vọng bạn sẽ có một mùa hè đầy ý nghĩa và sức khỏe tốt.


Cũ hơn Mới hơn